Review Joker 2019: Cái ác của “Gã Hề” có xứng đáng đưa lên màn ảnh rộng?

Joker 2019 – bộ phim riêng đầu tiên của “Gã Hề” đã nhận được đánh giá tích cực từ giới phê bình và được phần đông khán giả trông đợi. Bộ phim giải thích nguồn gốc của đại ác nhân khét tiếng điên loạn liệu có xứng đáng với kỳ vọng của khán giả?

Bạn đang đọc: Review Joker 2019: Cái ác của “Gã Hề” có xứng đáng đưa lên màn ảnh rộng?

Joker: Bộ phim “đi ngược dòng” với kinh phí cực thấp

Với chi phí sản xuất gần như thấp nhất trong lịch sử các phim của DC, Joker vừa ôm về chú Sư tử vàng tại liên hoan phim Venice. Dự kiến phim đang đà thẳng tiến tới Oscar với giấc mộng vươn tới nhiều hạng mục đáng giá. Điển hình nhất có lẽ là đề cử nam chính xuất sắc nhất cho màn hành xác của Joaquin Phoenix trong vai gã hề điên loạn Joker.

Đây là bộ phim đầu tiên trong series phim dựa trên DC Comics, tách biệt với DC Extended Universe. Không có những siêu anh hùng sở hữu năng lực phi thường trừ gian diệt ác, những trận đánh hoành tráng bằng kỹ xảo bị triệt tiêu hết, để lại cách thức giết người bằng súng và dao nhọn gây cảm giác ớn lạnh chân thực cho khán giả.

Review Joker 2019: Cái ác của “Gã Hề” có xứng đáng đưa lên màn ảnh rộng?

Ngay đầu phim, Joker đã làm công việc yêu thích của mình là vẽ mặt hề. (Nguồn ảnh: Internet)

Chân dung nhân vật chính đại diện cho lớp người liên tiếp rơi vào bi kịch bị đàn áp tột độ mà trở nên căm phẫn tiêu cực với xã hội hiện tại. Không có tiếng nói, không thể thoát ra, Joker chỉ có hai lựa chọn, một là trở thành nạn nhân, hai là trở thành tội phạm lan rộng cái ác khắp Gotham.

Mạch phim đi theo hành trình của người công dân thất bại Arthur Fleck men theo những lối dẫn tăm tối để trở thành “hoàng tử tội phạm” Joker. Với khoảng hai tiếng chỉ để tìm hiểu đời tư của nhân vật trong một bộ phim đậm chất tâm lý, khán giả luôn bị thách thức sự kiên nhẫn khi ngồi xem phim. Những tiếng cười gằn lên từ nỗi đau, những biểu hiện bất thường của tâm lý… không phải khán giả nào cũng đủ kiên nhẫn và cảm xúc hào hứng để quan sát kỹ càng Joker trên màn ảnh rộng mà không cảm thấy nhàm chán hay buồn ngủ.

Review Joker 2019: Cái ác của “Gã Hề” có xứng đáng đưa lên màn ảnh rộng?

Trước khi gặp Haley Quin, liệu Joker có từng có người yêu? (Nguồn ảnh: Internet)

Phim gây chú ý trở lại trong những phân cảnh cao trào khi Joker hiện rõ bản chất bạo lực; những cú twist với Sophie Dumond – “người yêu hờ” của Joker, Penny Fleck – mẹ Joker và Murray Franklin – kẻ chiếm hữu quyền lực truyền thông của Gotham. Tuy nhiên, bản cắt quá lộ liễu đã khiến cao trào đẫm máu bị gián đoạn và trở nên khó hiểu với người xem.

Tìm hiểu thêm: Mulan 2020 vượt mặt TENET, Disney+ bị sập do quá nhiều người xem?

Review Joker 2019: Cái ác của “Gã Hề” có xứng đáng đưa lên màn ảnh rộng?
Phân đoạn Joker tự tay giết mẹ bằng gối đã bị cắt ở rạp Việt Nam (Nguồn ảnh: Internet)

Ngược lại, những fan trung thành của Joker từ Comics lại thích hình ảnh trần trụi của Gã Hề dị biệt vì tương đồng với nguyên tác và có những gợi ý về sự xuất hiện của Batman. Hơn nữa, các khán giả yêu thích thể loại tâm lý, thiên vị những câu chuyện nhiều lớp lang, ý nghĩa sâu sắc thì vô cùng khen ngợi Joker.

Joker: Điên cuồng, bạo loạn và vẻ đẹp của sự tàn ác

Bối cảnh u tối, tù túng, bạo loạn nhuốm vẻ đẹp của sự tàn ác. Ánh sáng phát huy vai trò trong việc kể chuyện. Khi Arthur chưa tìm thấy “lý tưởng về cái ác”, hắn lầm lũi trong không gian xanh lạnh, xám tối, góc máy hẹp thu cận cảnh nỗi đau của nhân vật. Còn khi Arthur lột xác thành Joker, góc máy mở rộng thoáng đãng cùng ánh sáng vàng cam soi rõ nhân vật đang nhảy múa theo những vũ điệu điên cuồng của hắn.

Có nhiều cách giải thích về vũ điệu của Joker. Có thể hiểu đấy là cách giải tỏa tâm trạng dị biệt của hắn. Hoặc là một cách “tự cao” đậm chất Joker với “ước nguyện đen tối” được nhảy múa giữa Gotham hỗn loạn. Joker là nhạc trưởng, là vũ công chính điều khiển những đám cháy thiêu rụi, những cuộc bạo loạn thảm khốc, lấy máu và nước mắt của những kẻ quyền thế làm liều thuốc giải tỏa những bức bối bị kìm hãm bấy lâu nay.

Review Joker 2019: Cái ác của “Gã Hề” có xứng đáng đưa lên màn ảnh rộng?

Điệu nhảy của Joker mang ngôn ngữ riêng thể hiện bản chất nhân vật. (Nguồn ảnh: Internet)

Màu sắc trong trang phục của nhân vật chính cũng gắn liền với quá trình biến đổi tâm lý. Khi Arthur vẫn đắm chìm trong đau khổ, phục trang chủ yếu sẫm màu, đơn sắc. Đến khi từ một gã hèn yếu lột xác trở thành Joker, trang phục phối màu rực rỡ, tươi sáng. Không gian mà hắn chọn để phô diễn phụ trang của mình chủ yếu dưới ánh sáng được mở toang từ những cánh cửa nối liền với vùng tối, ánh sáng từ ánh đèn sân khấu, từ lửa nổi dậy của hàng vạn Joker khác trong Gotham.

Review Joker 2019: Cái ác của “Gã Hề” có xứng đáng đưa lên màn ảnh rộng?

>>>>>Xem thêm: 6 bộ phim hay nhất của Go Yoon Jung – nữ chính mạnh mẽ với nhan sắc ấn tượng trong “Moving”

Joker trong phòng chờ trước khi bước ra sân khấu, chính thức lộ diện trở thành kẻ kích động bạo loạn (Nguồn ảnh: Internet)

Tiếng động sắc nét, nhạc phim hoài cổ, dàn cảnh mang dụng ý nghệ thuật mà không thiên về lạm dụng kỹ xảo cầu kỳ đã tạo cảm giác tự nhiên cho không gian phim. Nhạc phim vừa mang chất cổ điển, vừa có nhịp điệu như tang lễ, cầu siêu tạo bầu không khí ảm đạm bao trùm xuyên suốt bộ phim. Đặc biệt, bài hát chủ đề “Smile” gây ám ảnh khán giả từ giai điệu đến ca từ, tương xứng với nút thắt chủ đạo của phim. Cười hay không cười, cười như thế nào trong cuộc sống đầy bất an, hỗn độn, đau khổ và khó phân định rõ trắng đen?

Cùng sự hóa thân xuất sắc đầy tính hi sinh với vai diễn, Joaquin Phoenix xứng đáng trở thành Joker đáng ghi nhớ của màn ảnh, bên cạnh Heath Ledger của “The Dark Knight”. Không chỉ ở việc hành xác bản thân giảm hơn 20kg, Joaquin Phoenix còn tập luyện trong thời gian dài, tự bó mình vào không gian hẹp, cố gắng tập cười cay đắng để thấu hiểu nhân vật Joker.

Dù có rất nhiều ý kiến trái chiều, khen chê lẫn lộn sau những xuất chiếu đầu của bộ phim, nhưng phải khẳng định Joker giống như một “món ăn lạ”, mang cảm giác lạ miệng nhưng cực kỳ khó nuốt với những khán giả quen ăn món thông thường. Nhưng vẫn nên đi xem phim để thay đổi khẩu vị điện ảnh. Còn ai không đủ sức chịu đựng với một bộ phim tâm lý đậm đặc theo hướng bi kịch hóa, nguy hiểm hóa, hãy nên ở nhà. Nhưng không thử sao biết được, có lẽ bạn sẽ lại tiếc vì không thưởng thức Joker ngoài rạp cũng nên.

Bạn có thể theo dõi thêm các tin tức phim ảnh khác thú vị trên BlogAnChoi như:

Đừng quên ghé thăm BlogAnChoi thường xuyên để cập nhật các review phim hay, những thông tin phim ảnh mới và hấp dẫn nhất bạn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *