Đối với những bộ phim dài tập hay seri truyền hình, các nhà làm phim không mấy chú trọng vào phần kỹ thuật quay phim vì nó tốn nhiều chi phí và khán giả không được thưởng thức trọn vẹn khi xem qua màn ảnh nhỏ. Dẫu vậy vẫn có những trường hợp ngoại lệ, và sau đây là top 5 bộ phim truyền hình Âu Mỹ có kỹ thuật quay phim đỉnh nhất.
1. Stranger Things
Là đứa con cưng của Netflix, Stranger Things được đầu tư rất nhiều về phần nội dung lẫn hình ảnh. Lấy bối cảnh của những năm 80 tại miền Trung nước Mỹ, Stranger Things quay quanh những rắc rối do một phòng thí nghiệm thuộc Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ quản lý gây ra tại thị trấn Hawkins. Những sinh vật quái dị từ thế giới Upside Down và một cô bé kỳ lạ tên Eleven làm đảo lộn cuộc sống của những cậu bé tại thị trấn này.
Kỹ thuật quay phim và dựng phim của Stranger Things có thể nói là hoàn hảo. Những nét đặc trưng nhất của những năm 80 đầy biến động tại Mỹ được đưa vào phim, như lời gợi nhắc cho những người từ lớn lên trong thời kỳ này. Mùa 1 của bộ phim lấy bối cảnh của mùa đông với những chiếc đèn lấp nháy khi mẹ Will đang tìm cách liên lạc với Will từ Upside Down.
Sau tới mùa 2, phim lấy bối cảnh của mùa lễ hội Halloween với những hình nộm ma quái, đêm Halloween với những đứa trẻ trong những bộ hóa trang.
Mùa 3 là mùa được đánh giá ấn tượng nhất với một không khí mùa hè đầy tươi mát với những hoạt động ngoài trời, trung tâm thương mại Startcourt, lễ hội hè Funfair…
Trailer Stranger Things
2. Game Of Thrones
Được mệnh danh là “ông hoàng phim truyền hình Âu Mỹ”, Game Of Thrones hay Trò Chơi Vương Quyền không chinh phục khán giả bởi phần nội dung hấp dẫn, mà còn thu hút bởi chất lượng hình ảnh sánh ngang với các bộ phim chiếu ngoài rạp.
Lấy bối cảnh của 2 lục địa là Westeros và Essos thời kỳ Trung Cổ, Game Of Thrones đưa khán giả tới thế giới của những vương quốc cùng những sinh vật kì bí như rồng. Kỹ thuật quay phim của Game Of Thrones gây ấn tượng với những góc máy quay rộng và dài. Những góc quay trong phim cũng chứa đầy những ẩn ý và liên quan đến cốt truyện của phim, giúp người xem hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra trong phim. Ngoài những cảnh được làm bởi CGI, Game Of Thrones cũng mang tới những khung cảnh hùng vĩ được quay tại Ireland, New Zeland, Tây Ban Nha…
Trailer Game Of Thrones
3. Euphoria
Euphoria là một seri với những nhân vật là học sinh cấp 3 tại một trường trung học ở Mỹ. Trong phim, những vấn đề của tuổi trẻ như chất kích thích, tình dục, các mối quan hệ được lồng ghép một cách đầy tinh tế.
Như cái tên của nó là “Euphoria”, một cảm giác lâng lâng, phấn chấn của con người. Những cảnh quay trong phim rất đa dạng từ góc máy, cú xoay và những sự pha trộn về màu sắc trong phim. Những cảnh quay trong phim vẫn mang tông màu hơi tối đậm chất của HBO nhưng thêm vào đó là những gam màu neon đầy trẻ trung, hiện đại.
Trailer Euphoria
4. West World
West World hay Thế Giới Miền Viễn Tây là một seri truyền hỉnh được đầu tư lớn, chiếu trên kênh HBO. Mùa một của bộ phim ra mắt vào năm 2016 với 10 tập phim đã nhận được nhiều sự chú ý của người hấp mộ. Bộ phim cũng được đánh giá cao bởi cốt truyện đầy thu hút và mang đậm tính nhân văn về con người và các cổ máy có trí tuệ nhân tạo.
West World đưa khán giả tới công viên giả tưởng mang chủ đề Wild-West. Những nét đặc trưng nhất của miền viễn Tây những những ngôi nhà ngôi, những thị trấn nhỏ lẻ hay vùng thiên nhiên rộng lớn đều xuất hiện trong seri. Được sản xuất bởi những người tạo nên Game Of Thrones, kỹ thuật quay phim của West World cũng sử dụng triệt để những góc máy quay rộng và dài, những cảnh làm bời CGI được đầu tư chất lượng.
Mùa 2 còn đưa khán giả ra khỏi công viên giải trí West World tới những khu công viên khác với những chủ đề như Ấn Độ, Nhật Bản…Sang tới mùa 3, bối cảnh không còn ở trong những công viên giải trí mà đi ra ngoài thế giới thực với những công nghệ tiến tiến nhưng lại mang những cảm giác trống trải, đơn độc.
Trailer West World
5. Black Mirror
Black Mirror hay Gương Đen là một seri ngắn tập do Anh sản xuất và chiếu độc quyền trên Netflix. Các tập phim của Black Mirror mang những nội dung và những câu chuyện khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều mang chung một chủ đề là mối quan hệ con người và máy móc hiện đại. Black Mirror được dánh giá cao bởi tính thiết thực của nó, bên cạnh đó là những cảnh quay đầy ám ảnh mang tới những bài học cho người xem.
Các tập phim của seri Black Mirror tuy chỉ dài khoảng 20 phút nhưng vẫn đủ để giải thích người xem nhờ kỹ thuật quay phim đỉnh cao. Phim có đầy đủ những góc máy rộng lẫn hẹp cùng với đó là những cú xoay máy để ta có thể mình thấy toàn bộ những gì phim đang diễn ra. Màu sắc trong phim cũng được tạo nên đầy tinh ý để cùng kể câu chuyện trong phim.
Trailer Black Mirror
Trên đây là top 5 phim truyền hình Âu Mỹ có kỹ thuật quay phim đỉnh nhất.
Cảm ơn bạn đã theo dõi, bạn có thể tham khảo những bài viết khác của BlogAnChoi dưới đây: