Phim điện ảnh “Bố Già” của Trấn Thành nhận được không ít lời khen ngợi khi ra mắt tại phòng chiếu Việt Nam, thế nhưng khi đưa phim ra thị trường quốc tế thì lại nhận về lượt đánh giá tiêu cực từ khán giả nước bạn. Thực hư câu chuyện như thế nào? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay nhé.
Siêu phẩm điện ảnh “nội địa” Việt Nam
Bố Già là bộ phim điện ảnh chính kịch – hài hước do Trấn Thành và Vũ Ngọc Đãng làm đạo diễn. Phim ra mắt khán giả vào năm 2021 và nhanh chóng “quét” sạch các rạp vé nhờ nội dung giản dị, gần gũi về cuộc sống gia đình, ước mơ, hoài bão, tình yêu và tình thân,… Bố Già nhanh chóng trở thành bộ phim điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đại tại phòng chiếu Việt Nam với doanh thu 400 tỷ VNĐ.
Phim có sự tham gia của các diễn viên: Lê Giang, Tuấn Trần, Lan Phương, Trấn Thành (đồng sản xuất),… Phim lấy chủ đề tình cảm gia đình – thường không mấy nổi bật để cạnh tranh với các phim điện ảnh nhiều thể loại khác. Tuy nhiên, đây lại là bộ phim mang đến cho Trấn Thành doanh thu ngoài mong đợi.
Sau khi công chiếu, phim liên tục giành được nhiều giải thưởng như: Cánh Diều Vàng (2020), Bông Sen Bạc (2020), Ngôi Sao Xanh (2021) và vinh dự là phim được chọn để tham gia lễ trao giải Oscar 2022.
“Đem phim đi đánh xứ người”
Vừa qua trên trang Rotten Tomatoes – trang đánh giá phim uy tín dựa trên bình luận của người hâm mộ và nhà phê bình phim – đã công bố mức điểm mà Bố Già (tên tiếng Anh: Dad, i’m sorry) nhận được trên thang 100%, lần lượt là 98% điểm của khán giả đại chúng nhưng chỉ có 29% từ giới phê bình phim.
“Con cưng” Quốc dân nhưng là “con ghẻ” Quốc tế
Mặc dù nhận được sự yêu mến từ khán giả nước nhà nhưng trên thị trường quốc tế thì không được đánh giá cao. Theo đường dẫn đến bài nhận xét trên trang Rotten Tomatoes tổng cộng có 7 bài, trong đó có 5 bài chê phim rất “thậm tệ”.
- Một số tạp chí phê bình phim điện ảnh lên tiếng:
- “Tất cả những mâu thuẫn trong kịch bản đều được lồng ghép trên nền của một thứ âm thanh hài hước, thao túng cảm xúc của khán giả, theo một cách thảm hại nhất mà bạn có thể tưởng tượng ra được. Mọi trò đùa đều được kết thúc và nhấn mạnh bằng một nhạc điệu hết sức ngớ ngẩn” – Trích Deadline Hollywood
- “Ngay cả những nét văn hóa bản sắc của địa phương cũng không thể cứu vớt được sự drama và hài hước quá mức của bộ phim này” – Trích tạp chí Variety
- “Bố già quá ôm đồm khi mở ra quá nhiều hướng khai thác cùng một lúc như một bộ phim truyền hình. Nó khiến khán giả có cảm giác như đi từ tác phẩm này sang tác phẩm khác mà bỏ qua sự nhất quán về màu sắc” – Trích South China Morning Post.
- Bình luận của cộng đồng mạng:
- “Người ta nói đúng mà, Trấn Thành chỉ nên làm phim “ăn liền” thôi chứ lên điện ảnh nhìn cứ cứng thế nào. Có vài ba diễn viễn phim nào cũng đóng nhìn muốn chai mặt nhau luôn”
- “Cá nhân mình thấy phim hay mà, có thể không hợp thị hiếu người nước ngoài thôi chứ xem giải trí cũng ok. Cho 6/10”
- “Chó chê mèo lắm lông à! Phim quốc tế tính đến thời điểm hiện tại cũng có bộ nào ra hồn đâu? Chắc được bộ Death on the Nile, Quốc tế dạo này hơi ảo à nha”
Giữa nhiều luồng ý kiến khác nhau gây nên nhiều tranh cãi. Suy cho cùng thì một phần do bối cảnh, drama khá thực tế đậm chất “Việt nam” của phim không được khán giả quốc tế ưa chuộng. Thế nhưng Bố Già đã làm nên kỳ tích khi đem về vô số giải thưởng, hiện kim cùng hiện vật cho Trấn Thành tại “quê nhà” Việt Nam.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!