Shuji Terayama là một nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhạc sĩ, nhà báo, nhà phê bình, biên kịch và đạo diễn phim. Các tác phẩm điện ảnh của ông đến từ làn sóng mới của Nhật Bản. Tính hoài niệm và mô phỏng là những đặc điểm nổi bật trong phim của Terayama với những bộ phim. Để hiểu hơn về phong cách làm phim này, hãy tìm hiểu thử một vài phim thể nghiệm của Shuji Terayama dưới đây để có những trải nghiệm mới lạ.
1. Pastoral: To die in the country
Lấy bối cảnh tại một ngôi làng xa lạ có lễ hội hóa trang vào những năm 1950, phim kể về câu chuyện của một cậu bé (Hiroyuki Takano) ở tuổi mới lớn. Đó là những kí ức mà đạo diễn có được sau 20 năm.
Cảnh mở đầu phim là bức ảnh chụp cậu bé quay mặt về phía máy ảnh và che mắt, tại nghĩa trang với tông màu nâu đỏ. Đây là một cảnh quay ấn tượng, và thú vị với người xem. Kí ức về truyền thống và nghi lễ, bạo lực gia đình, những lời tán gẫu tuổi già, tình yêu tuyệt vọng, người bị chia nửa bí mật trên đồng, những bà mẹ đang điên lên không bao giờ cho con cái ra ngoài… Rạp xiếc và những mặt nạ ẩn dụ. Terayama làm phim này như để phản đối những kỉ niệm, phong cảnh và quá khứ.
Lời đầu cho toàn bộ phim là những trải nghiệm cảm giác mới lạ. Từ màu sắc cho đến phong cảnh, âm thanh đều làm cho người xem bị mê hoặc, không rời mắt khỏi màn hình. Trôi nổi trong phim là một bầu không khí ảo giác, ma mị. Terayama tiếp cận quá khứ một cách không có thực. Nhìn chung, đó là một lễ hội hóa trang trải dài màu mè sặc sỡ và lòe loẹt. Lễ hội hóa trang dường như tượng trưng cho cuộc sống của cậu bé 15 tuổi, đầy đáng sợ nhưng hấp dẫn. Những hình ảnh này như một kính vạn hoa.
Đây là phim hài đen tối tình cảm sâu sắc nhưng đem đến cho người xem sự thú vị. Phim kể về hình trình trưởng thành của chính bản thân tác giả, những hoài niệm về hình ảnh quá khứ. Người xem đang đi trên cuộc hành trình tìm kiếm những kí ức. Khi đang xem được bốn mươi phút đầu tiên của bộ phim thì bỗng dừng lại, và người xem được chứng kiến cuộc hành trình của đạo diễn trong kí ức anh ấy. Cuộc hành trình trở lại tuổi thơ ấu của Shuji Terayama.
Đó dường như là một quá trình của tuổi mới lớn, xen lẫn giữa hư ảo và thực tế. Càng về sau, cái ranh giới ấy có thể đã bị xóa nhòa. Phim được nói rằng tương đương với thơ Haiku. Đây không phải là câu chuyện thông thường, đạo diễn như muốn giải thoát chính mình khỏi quá khứ năm 15 tuổi với người mẹ không bao giờ cho ra ngoài.
Terayama muốn quay về tuổi thơ của mình, tìm cách phản đối kỉ niệm và quá khứ, gặp gỡ độ tuổi teen của bản thân. Khi anh ấy chơi cờ vua với chính mình và những ký ức của anh ấy mang đến một sự hồi hộp siêu thực, không chỉ tương lai không xác định , mà quá khứ cũng thực sự là vậy. Nếu bạn muốn xem phim siêu thực, hãy tìm tới bộ phim này. Thế giới trong mơ của Terayama được tạo ra, bạn sẽ bị thu hút với vẻ đẹp kì lạ của nó.
2. Throw away your books, rally in the streets
Đây là một trong những bộ phim nổi bật nhất đã ra đời từ làn sóng mới của Nhật Bản. Bộ phim thử nghiệm hơn hai tiếng phê phán xã hội Nhật Bản vào những năm 1970. Kể một cậu thiếu niên sinh ra vùng quê nghèo khó Shinjuku, luôn muốn rũ bỏ những kí ức tuổi thơ nghèo khó và mong một điều gì đó thay đổi. Những ám ảnh của cậu bé về gia đình, em gái luôn ám ảnh với thỏ cưng, người cha biến thái và người bà tuyệt vọng. Có thể thấy lại một lần nữa, Terayama khai thác những về tuổi thơ ấu của một người, ở đây ta thấy được mong muốn giải phóng cá nhân của chính nhân vật trong phim.
“Throw away your Books, Rally in the Streets” là nỗ lực cố gắng biến bộ phim thành một cuốn sách. Văn học được thử nghiệm trong điện ảnh của ông. Biểu hiện là các trích dẫn từ Vladimir Mayakovsky, André Malraux và Erich Fromm. Ông viết nguệch ngoạc chúng lên đường phố. Các thị trấn, đường phố như là một cuốn sách. Terayama đã từng nói rằng “Thành phố là một cuốn sách mở, viết trên lề vô hạn của nó”.
Bộ phim với sự thể nghiệm màu sắc, góc độ và những ảo giác thú vị. Trên nền nhạc là các bài hát dân gian Nhật Bản qua các bản nhạc Rock, nhân vật chính đang cố gắng chạy trốn. Đó là những cảnh quay cuồng và điên đảo. Terayama ném máy quay của mình vào thứ kì dị, lao mình qua các con phố. Cách tiếp cận phim độc lạ, chuyển cảnh rời rạc. Làm mờ ranh giới tâm trí và thị giác của nhân vật.
Giấc mơ của nhân vật chính là một chiếc tàu lượn có thể đưa anh ta tới nơi nào đó. Một nơi thoát li, kéo anh ta khỏi thực tại nghèo đói và có ước mơ xa vời. Bộ phim là điển hình của hệ tư tưởng hippe những năm 70 và cuộc biểu tình ở Nhật cuối năm 60. Nhìn chung, đây là một bộ phim với những cảnh quay rời rạc chồng chất lên nhau, chỉ đơn thuần quay các nhân vật và không có một góc nhìn của một nhân vật cụ thể nào. Đây là một bộ phim táo bạo, mang tính thử nghiệm của Shuji Terayama.
“Stuttering is an ideology – have you noticed? Order and obedience are smooth but the sun stutters, the heart stutters, resistance movements stutter. Stutter and shout” – Shuji Terayama. Những âm thanh của tiếng la hét và rên rỉ, cơn giận dữ trên nền nhạc rock. Sự phân tán cảm xúc với nỗi tức giận trào dâng. Đó là những gì mà bộ phim thể hiện. Nhiều khi, nó sẽ mang đến cảm giác phiền toái và gây khó chịu. Nhưng chính nó sẽ là điều thú vị mà ông tạo nên. Có thể chúng ta đang xem một bộ phim mang hai chủ nghĩa siêu thực và hiện thực.
Qua hai bộ phim tiêu biểu trên, thấy được phong cách làm phim của Shuji Terayama. Phim của ông mang những yếu tố siêu thực, khó hiểu và có những chuyển cảnh chồng xếp. Màu sắc trong phim luôn tạo nên những ảo ảnh. Tính hoài niệm về tuổi thơ ấu và mong muốn được thoát khỏi quá khứ. Tính mô phỏng những kí ức của chính mình và thời thế lúc bấy giờ. Phim của Shuji Terayama sẽ đem đến những cảm giác thú vị, trải nghiệm lạ cho người xem.
Đừng quên ghé thăm chuyên mục phim của BlogAnChoi thường xuyên để cập nhật nhiều tin tức giải trí hấp dẫn, thú vị nhé!