Các bộ phim Hollywood vẫn luôn khiến khán giả trầm trồ vì sự chỉn chu và đẹp mắt trong các bộ trang phục của mình. Nhưng có đôi lần các thiết kế ấy tuy rất bắt mắt nhưng lại không đúng với sự thật, điều này khá nghiêm trọng-nhất là với các bộ phim lịch sử. Để BlogAnChoi chỉ cho bạn 8 lần bộ phận trang phục của các phim Hollywood nổi tiếng bị khán giả “sửa lưng” vì chuyện quần áo nhé.
Bạn đang đọc: 8 lần bộ phận trang phục của các phim Hollywood nổi tiếng bị khán giả “sửa lưng”
1. Mặc áo nịt trên da trần – The Tudors
Người phụ nữ trong bức chân dung bên phải ở trên có lẽ là phù dâu của Nữ hoàng Elizabeth I. Cô ấy mặc một chiếc váy lộng lẫy có thiết kế tương tự như trang phục của nhân vật Anne Boleyn trong bộ phim “The Tudors”. Vấn đề là nhân vật mà Natalie Dormer thủ vai lại mặc áo nịt ngay trên lớp da trần trong khi nếu đúng với lịch sử thì phụ nữ trong giai đoạn này còn cần một lớp áo lót phía dưới áo nịt nữa.
Trong series phim nổi tiếng này, ngay cả các nhân vật nam cũng bỏ qua lớp áo lót nhưng có lẽ chúng ta nên thông cảm cho các diễn viên vì lớp vải trang phục dày và việc quay đi quay lại thực sự gây khó khăn cho họ.
2. Đi ủng thay vì giày – Anonymous
Bộ phận thiết kế trang phục trong bộ phim này đã cho các nhân vật đi ủng ở khắp mọi nơi, kể cả trong phòng ngai vàng và phòng ngủ, có lẽ vì họ cảm thấy rằng đi bốt có vẻ nam tính hơn chăng? Nhưng đàn ông vào thời điểm chỉ đi ủng khi cưỡi ngựa, còn ở trong nhà thì họ thích khoe bắp chân hấp dẫn của mình bằng các đôi giày cổ thấp hơn.
3. Trang sức nhân tạo – Elizabeth: The Golden Age
Nữ hoàng Elizabeth I chắc chắn không đính bông hoa như hình bên trái lên tóc, và chiếc mũ đội đầu trong bức ảnh bên phải chỉ là tưởng tượng của nhà thiết kế trang phục mà thôi.
Đây mới là mái tóc thực sự của Nữ hoàng trong lịch sử, rất nhiều châu báu nhưng không khoa trương và kì lạ như trên phim nhỉ?
4. Áo chẽn nam – Anonymous
Đàn ông mặc áo chẽn da vào thế kỷ XVI như trong hình bên phải. Và rõ ràng là trông chúng không giống những chiếc áo khoác dành cho người đi xe đạp mà chúng ta đã thấy trong “Anonymous”.
5. Không đi găng tay – Kiêu hãnh và định kiến
Tìm hiểu thêm: Bộ phim Chiếm Đoạt: Khi Tình Yêu Đan Xen Giữa Bí Ẩn Với Nhiều Cảnh Nóng Bỏng
“Kiêu Hãnh Và Định Kiến” có bối cảnh vào thập niên cuối của thế kỷ XVIII. Điều kỳ lạ là nhân vật của Keira Knightley không đeo găng tay, điều bắt buộc vào thời điểm đó. Có lẽ đây là một thiết kế có chủ đích để làm nổi bật bản chất yêu tự do của cô ấy, nhưng vấn đề là người phụ nữ bên phải khung hình cũng không đeo găng tay.
6. Tóc ngắn – The Hollow Crown
Thật kỳ lạ khi thấy Benedict Cumberbatch đóng vai Richard III mà lại để tóc ngắn như thế này. Bạn có thể so sánh nhân vật này trên màn hình với bức chân dung được vẽ trong lịch sử để nhìn thấy sự khác biệt.
7. Thiết kế và chất vải – Người đẹp và quái vật
Nhà sử học thời trang Bernadette Banner nói rằng câu chuyện “Người đẹp và quái vật” được lấy bối cảnh nước Pháp thế kỷ XVIII, nhưng chiếc váy của Belle lại hoàn toàn không liên quan gì đến thời trang trong thời kỳ này. Vào những năm 1740, kiểu dáng của chiếc váy sẽ hoàn toàn khác, với phần hông rộng hơn được căng ra bởi phần khung dưới váy.
Chất vải trong phim cũng khác với lịch sử. Các loại vải thường được sử dụng trong giai đoạn này nặng hơn như lụa dày, gấm, vải taffeta và chắc chắn là không có voan.
Ngoài ra phụ nữ thế kỉ XVIII sẽ mặc áo nịt đẩy ngực để tạo thành một đường thẳng như hình phải, trong khi áo nịt của Belle được thiết kế theo form khác hẳn.
8. Áo hở cổ – Mirror Mirror
>>>>>Xem thêm: 18 phim hành động “thiêu não” Hàn hay nhất mọi thời đại: Nhất định không được bỏ qua (Phần 1)
Vẫn còn rất nhiều tranh luận về nguồn gốc của câu chuyện này “Bạch Tuyết và 7 chú lùn” vì các dân tộc khác nhau trên thế giới cũng có những câu chuyện tương tự. Nhưng phiên bản kinh điển nhất mà chúng ta biết là một câu chuyện cổ tích của Đức. Có phiên bản cho rằng nguyên mẫu của Bạch Tuyết là Nữ bá tước Margaretha von Waldeck sống ở thế kỷ XVI.
Trong bức chân dung trên, bạn có thể thấy Công chúa Sibylle von Cleves sống cùng thời điểm với Bạch Tuyết. Mái tóc buông xõa của cô ấy và vòng hoa màu cam nạm ngọc cho thấy đây là bức tranh vẽ lúc Công chúa kết hôn.
Tuy “Mirror Mirror” (2012) không phải là một bộ phim lịch sử nhưng trang phục của nhân vật chính rõ ràng là có rất nhiều khác biệt với trang phục mà một nàng công chúa thực sự mặc ở thế kỉ XVII.
Bạn có thể đọc thêm: