Hàn Quốc có nhiều bộ phim truyền hình cổ trang và hiện đại rất hấp dẫn, nhưng số lượng những tác phẩm có bối cảnh thế kỉ 20 lại ít hơn hẳn, tuy giai đoạn này có những dấu mốc lịch sử cực kì ấn tượng. Hãy cùng BlogAnChoi thưởng thức 5 bộ phim Hàn Quốc thú vị nhất miêu tả các giai đoạn lịch sử trong thế kỉ 20 nhé.
1. Replay 1997
Đây là phần đầu tiên trong series “Reply” đình đám của xứ sở kim chi. “Reply 1997” kể về câu chuyện vui nhộn và xúc động của một nhóm các cô cậu học sinh cấp 3 Yoon Yoon Jae (Seo In Guk), Sung Shi Won (Jung Eun Ji), Mo Yoo Jung (Shin So Yul), Kang Joon Hee (Hoya), Do Hak Chan (Eun Ji Won) và Bang Sung Jae (Lee Si Eon). Điều thú vị về bộ phim này là khán giả phải đoán xem danh tính của cặp vợ chồng đang kể chuyện cho mình dựa theo những tình tieeế rotng phim.
HOT và điện thoại trả tiền là một trong những thứ thời thượng nhất trong bối cảnh vào cuối những năm 1990. “Reply 1997” đã giới thiệu cho người xem những sản phẩm được xem là tiên tiến nhất của thập kỷ đó như tivi, điện thoại và thậm chí cả những xu hướng thời trang của quá khứ. Nhóm nhạc K-pop HOT là một trong những ban nhạc nổi tiếng nhất vào thời điểm đó và việc nhìn lại fandom của những năm 1990 qua con mắt của các fangirl trong nhóm bạn đáng nhớ này rõ ràng là cực kì thú vị!
2. Replay 1994
Bộ phim này là dòng hồi tưởng của Sung Na Jung (Go Ara) về những ngày quá khứ đẹp đẽ giữa những năm 1990, khi cha mẹ cô chuyển đến Seoul từ vùng nông thôn. Họ điều hành một khu nhà trọ, nơi cô gặp người chồng tương lai của mình. Giống như “Reply 1997”, danh tính của chồng cô được giữ bí mật cho đến phút cuối. Trash (Jung Woo), Sam Cheon Po (Kim Sung Kyun), Haitai (Son Ho Jun), Bing Grae (Baro), Chil Bong (Yoo Yeon Seok) và Jo Yoon Jin (Min Do Hee) là những người sống trong khu nhà trọ vui vẻ của bó mẹ Na Jung.
Giải bóng rổ Hàn Quốc cũng như Seo Taiji and the Boys chỉ là một vài trong số những chủ đề nóng nhất vào khoảng năm 1994. Phần phim này đã tập trung chính xác vào hai điều mà người Hàn Quốc yêu thích vào thời điểm đó. Tất cả các nhân vật đều bị ảnh hưởng bởi âm nhạc của nhóm Seo Taiji and the Boys trong khi nữ chính của chúng ta phải lòng một cầu thủ bóng rổ.
3. Replay 1988
“Replay 1988” tập trung rất nhiều vào tình cảm gia đình, tình hàng xóm láng giềng và tình bạn chứ không chỉ là những xúc cảm nam nữ thường thấy. Sung Duk Sun (Hyeri), Kim Jung Hwan (Ryu Jun Yeol), Sung Sun Woo (Ko Gyung Pyo), Ryu Dong Ryong (Lee Dong Hwi) và Choi Taek (Park Bo Gum) là hàng xóm và bạn thân của nhau từ khi còn nhỏ tới tận khi trưởng thành. Các khán giả thực sự đã phải “căng não” để tìm ra người chồng tương lai của Duk Sun trong số các cậu bạn thân thiết của cô nàng.
Trong phần này, Thế vận hội Mùa hè 1988 là trọng tâm chính. Vào thời điểm đó, thành phố Seoul vô cùng phấn khích trước cơ hội mà Hàn Quốc được trao trên sân khấu toàn cầu. Đó là một vinh dự lớn giúp mở đường cho văn hóa Hàn Quốc vươn ra thế giới. Mọi gia đình đều dán mắt vào màn hình của những chiếc tivi kiểu cũ và cổ vũ cho đội nhà. Ngoài ra chúng ta còn nhiều thứ hoài cổ thú vị như than tổ ong và điện thoại quay số nữa!
4. Giant
Trả thù là điều duy nhất trong tâm trí của ba đứa trẻ nhà họ Lê sau cái chết của cha mẹ. Lee Kang Mo (Lee Beom Soo), Lee Mi Joo (Hwang Jung Eum) và Lee Sung Mo (Park Sang Min) lớn lên trong khi phải đối mặt với nhiều tình huống đau lòng như bị người giám hộ phản bội, mang thai ngoài ý muốn và cả tai nạn suýt chết.
“Giant” lấy bối cảnh thời kỳ bùng nổ kinh tế của Hàn Quốc những năm 1970. Cuộc cách mạng công nghiệp được thể hiện trong phim thông qua các doanh nghiệp và doanh nhân nổi tiếng. Sự chăm chỉ và những bộ óc thiên tài của những năm 1970 đã tạo ra con đường thành công cho các công ty Hàn Quốc ngày nay. “Giant” cũng mang đến cái nhìn thú vị về những năm 1950 và 1960 – thời điểm thanh thiếu niên của các nhân vật chính – khi Hàn Quốc đang dần bước ra khỏi Chiến tranh Triều Tiên.
5. Bridal Mask
Mệt mỏi vì sự áp bức mà gia đình anh phải chịu đựng vì phong trào độc lập của Hàn Quốc, Lee Kang To (Joo Won) bước lên con đường tìm kiến thành công với tư cách là một sĩ quan cảnh sát trong cơ quan thực thi pháp luật Nhật Bản. Anh gặp một người đeo mặt nạ hết lần này đến lần khác đến giải cứu những người đấu tranh giành độc lập. Trong suốt sự nghiệp của mình, Lee Kang To nhận ra rằng chế độ thực dân Nhật Bản là bất công và dần bí mật đấu tranh cho nền độc lập của Hàn Quốc.
“Bridal Mask” lấy bối cảnh những năm 1930. Người xem được trải nghiệm cuộc sống tại Hàn Quốc trước Chiến tranh Triều Tiên – khi họ phải tuân theo luật pháp của nước ngoài. Loạt phim minh họa những cuộc đấu tranh mà những người đấu tranh giành độc lập thường xuyên phải chịu đựng, những khoảnh khắc đau lòng giữa các nhân vật khi họ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn.
Bạn có thể đọc thêm: